Hướng dẫn lựa chọn một cây sáo trúc tốt
Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ
thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại. Sáo ngang lúc đầu có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng về sau không còn được sử dụng. Loại sáo ngang ngày nay có các lỗ bấm theo hệ thống thất cung (Do Re Mi Fa Sol La Si) với tên gọi khác nhau căn cứ vào âm trầm nhất mà sáo có thể phát ra.
Mỗi loại sáo có tông riêng nên người diễn thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp với bài bản. Một số sáo cải tiến được khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng. (wikipedia)
Bạn đang bỡ ngỡ vì chưa biết cách
làm sao để chọn được một cây sáo tốt phục vụ cho nhu cầu chơi sáo của mình. Trong khi đó có nhiều bạn cứ quan niệm rằng mua cây sáo càng nhiều tiền thì càng tốt, có thế nhưng nó chỉ đúng ở 1 khía cạnh nào đó chứ không hoàn toàn 100%. Vì để có được một cây sáo tốt, nó đòi hỏi rất nhiều yếu tốt, có thế nó phù hợp với tố chất của người này, nhưng lại không hợp với người khác
Tiêu chí để đánh giá một cây sáo trúc tốt
1.Chất liệu làm sáo
Đây là điều cần quan tâm hàng đầu. Sáo thường được làm bằng trúc ,nứa hay gỗ. (gọi chung là sáo trúc)
Ngày nay nứa (miền Nam vẫn gọi là trúc) là chất liệu được sử dụng nhiều nhất do đặc thù dễ chế tác,dễ kiếm và cho âm thanh hay hơn hẳn so với các nguyên liệu khác như trúc, gỗ hay nhựa...
Khi chọn sáo thì bạn nên chọn loại nứa già.Nứa già sẽ cho thanh chuẩn hơn, âm chắc,bay và tất nhiên là bền hơn, cây sáo cầm trên tay có độ nặng nhất định,mới là cây sáo có độ già.
Một số tone sáo trầm như son trầm, fa trầm... thì chúng ta có thể sử dụng nguyên liệu bằng trúc cũng rất hay, vì đặc thù của sáo trầm là cần độ trầm, ấm trúc thường dày nên thích hợp làm sáo giọng trầm thay vì nứa – saotruccaodinh.com
2.Hình dạng bên ngoài
Chất lượng âm thanh của sáo phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố liên quan đến hình dạng của sáo như cây sáo đó cong hay thẳng, to hay nhỏ, méo hay tròn, hay các lỗ sáo được bố trí như thế nào, khoảng cách của chúng ra sao.
Một cây sáo có hai đầu tròn, một đầu to hơn ,một đầu nhỏ hơn các lỗ bấm chau chuốt kỹ càng và tỉ mỉ, đó là một cây sáo được nghệ nhân làm cẩn thận.
(ảnh minh họa)
3.Độ chuẩn cao độ - saotruccaodinh.com
Một cây sáo được xem là chuẩn, là một cây sáo thổi đủ các nốt cơ bản 19 nốt từ do1 – sol3 (nốt sol3 có thể bỏ qua trong một số trường hợp do ít dùng). Tất nhiên ai làm sáo cũng sẽ biết cây sáo khó mà chuẩn tuyệt đối được. Nên độ chuẩn nó phải được xem xét một cách tương đối. Trong đó chúng ta cần chú ý các nốt ở thế bấm khác biệt như là do2, sib1, sib2, quãng 3, … , các thế bấm này còn liên quan đến nhau và liên quan đến các nốt chính, nên để cân bằng không phải dễ. Nhiều bạn thổi sáo bị non, đặc biệt là các bạn mới tập. Lý do có thể là ấp môi quá, hoặc hơi yếu quá. Sự chênh lệnh về chuẩn âm có thể lên đến hơn 1/2 cung, tức là sáo đô mà thổi ra sáo si là bình thường, đặc biệt là, trong nhiều trường hợp, cao độ của các nốt sẽ không lệch đều mà sẽ lệch cả giai điệu nên có sự chênh phô nghe ra được. Theo mình, nếu lệch quá nhiều, thì các bạn nên tập xử lý, luyện hơi cho bản thân thổi sáo chuẩn đã, chứ không nên chọn những cây sáo có chuẩn âm cao, hoặc tự làm và đo tần số theo luồng hơi yếu đuối của mình bởi vì: hơi yếu thì sẽ lệch quãng nhiều nên không thể thổi chuẩn âm cây sáo được, hơi yếu thì tiếng sáo, âm sắc tiếng sáo sẽ xấu đi, …