mèo Việt là một loại nhạc cụ có nguồn gốc từ dân tộc Mèo (H’mông) nằm ở phía Bắc Việt Nam. Sáo mèo Việt mang âm sắc trầm ấm, du dương mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Bắc. Đặc trưng của sáo mèo là ở đầu có lỗ thổi có gắn thêm lưỡi gà (hay còn được gọi là lam) bằng đồng. Sáo mèo việt được phân thành 2 loại riêng là sáo mèo nam và sáo mèo nữ ( sáo mèo nam có đường kính ống sáo lớn hơn sáo mèo nữ, âm trầm, ấm) còn sáo mèo thì ngược lại.
Sáo mèo việt được làm chủ yếu bằng nguyên liệu từ nứa và trúc. Nguyên liệu làm sáo phải được chọn một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Nứa, trúc được chọn làm sáo phải đủ dày, đủ già thì mới có thể cho ra được một cây sáo có âm hay, chuẩn, trầm ấm. Hiện nay sáo mèo việt chủ yếu được làm từ nứa, vì nứa là nguyên liệu khá dễ kiếm, dễ làm, màu sắc đẹp.
Sáo mèo việt cũng như sáo ngang, được chia thành các tone khác nhau như: đô, rê, mi, fa, sol...nhưng tone đô phổ biến nhất.
Mỗi tone sáo thường có một cặp gồm sáo mèo nam và sáo mèo nữ. Sáo mèo nam có đường kính ống sáo lớn hơn sáo mèo nữ, âm trầm ấm. Sáo mèo nữ có đường kính nhỏ hơn, và có âm cao hơn sáo mèo nam.
Sáo mèo thường được dùng để chơi những bản nhạc mang âm hưởng của núi rừng như: Xuân về trên bản mèo, chiếc khăn piêu, gọi em bên suối, gặp nhau giữa rừng mơ, trước ngày hội bắn, đêm trăng bản mèo......và rất nhiều ca khúc khác
Cấu tạo cơ bản của sáo mèo việt đơn giản như sáo mèo bình thường.
Sáo mèo việt có thể chơi được các bài như: Xuân về bản mèo ( Tiến Vượng), Đi học, Hẹn hò( Đinh Thìn) , Lời ru bên suối, Đêm trăng bản mèo, chiếc khăn piêu.....
Hiện nay sáo mèo Việt được khá nhiều người ưu chuộng và sử dụng. Với âm thanh đặc trưng sáo mèo việt được sử dụng phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc, chầu văn.
Vui lòng đợi ...